5 nguyên tắc quan trọng trong thiết kế sân vườn Nhật Bản
Nhắc đến Nhật Bản là nhắc đến sự tỉ mỉ, là nói đến văn hóa trà đạo, hương đạo,…với đặc điểm chung là tìm đến sự thanh tịnh trong tâm hồn. Chính vì vậy nên thiết kế sân vườn Nhật Bản chú trọng đến việc tạo không gian yên tĩnh, thanh tịnh, đúng nghĩa cho sự nghỉ ngơi, thư giãn, tách biệt với thế giới bên ngoài; kèm với đó là tính thẩm mỹ cao, đậm đà bản sắc dân tộc. Mọi sự sắp xếp trong sân vườn Nhật Bản đều có ý nghĩa và quy tắc nhất định.
Dưới đây là 5 nguyên tắc không thể bỏ qua khi thiết kế sân vườn của người Nhật. Hãy cùng Sungarden tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Thiết kế sân vườn Nhật Bản tuân theo những nguyên tắc nhất định
1. Tổng quan về thiết kế sân vườn Nhật Bản
1.1. Lịch sử hình thành sân vườn Nhật Bản
Nghề tạo vườn cảnh ở Nhật Bản có lịch sử lâu đời 1300 năm. Vườn ở Nhật lúc đầu có tạo hình đơn giản – là một khu vực được bao quanh bởi đá, dây thừng hay một rào chắn – tạo thành một không gian tách biệt hoàn toàn với thế giới trần tục bên ngoài.
Theo thời gian, thiết kế những kiểu vườn này được phát triển tỉ mỉ đến từng chi tiết. Không gian vườn Nhật Bản không chỉ có cây trồng mà chứa đựng trong đó là cả một câu chuyện, một thế giới tự nhiên thu nhỏ.
Thiết kế vườn Nhật có ảnh hưởng từ tranh vẽ Trung Quốc. Các nguyên lý tạo vườn của xứ sở Hoa anh đào được du nhập từ bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc từ thế kỷ thứ 7. Những khu vườn mang phong cách đặc trưng của Nhật Bản được giới thiệu chính thức trên thế giới khoảng cuối thế kỷ thứ 19 với tác phẩm Landscape Gardening in Japan của Josiah Conder năm 1893.
1.2. Những đặc điểm nổi bật của sân vườn Nhật Bản
Như đã nói ở trên, sân vườn Nhật Bản có những tiểu cảnh mang những đặc trưng và ý nghĩa riêng biệt. Thiếu đi một trong những yếu tố này, thiết kế sân vườn Nhật Bản sẽ không còn nguyên vẹn, phá vỡ đi cấu trúc tổng thể.
Đá trong tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản: Đá được sử dụng để phân chia ranh giới giữa các khu vực. Đá không cứng, thô ráp nhưng được bày một cách tự nhiên và tạo cảm giác gần gũi trong khu vườn.
Bên cạnh những viên đá nhỏ tách biệt không gian riêng tư, người ta thường thấy các loạt đá để lát tạo lối đi. Một số loại đá cỡ nhỏ, sỏi trắng được dùng trong các tiểu cảnh khô, tượng trưng cho sông nước. Đá còn được tạo hình thành đèn – người ta gọi là đèn đá.
Đá trong sân vườn Nhật Bản rất tự nhiên, tạo cảm giác gần gũi, quen thuộc
Cây trong tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản: Loại cây được lựa chọn chủ yếu là cây xanh quanh năm với ý nghĩa mang đến sự tốt lành, trường tồn. Ngoài những cây tô làm điểm nhấn, trong vườn Nhật Bản sẽ được điểm xuyết với những cây có độ cao vừa phải, hình dáng đơn giản. Giữa các cây, gia chủ cần chọn lựa sao cho hài hòa về kiểu dáng và kích thước để tạo nên sự chặt chẽ.
Nước trong tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản: Hình ảnh các hồ nước xuất hiện khá nhiều trong các khu vườn Nhật Bản. Đây là yếu tố đại diện cho sự thuần khiết, trầm lặng và sâu lắng.
Về khoa học, nước góp phần làm mát không khí, cải thiện tinh thần, giảm thiểu căng thẳng. Nước trong vườn Nhật không quá ồn ào, hay chảy xiết mà phải thật nhẹ nhàng và uyển chuyển. Trong các yếu tố “yên tĩnh”, nước được coi là sự lưu thông, luân chuyển.
Lối đi trong tiểu cảnh sân vườn Nhật Bản: Những viên đá được xếp thành đường đi chính là điểm mạch chính, vững chắc của cả khu vườn. Nó khiến các yếu tố “nhỏ nhặt” trên trở nên bền chặt hơn.
Lối đi trong sân vườn Nhật không thể thiếu đá và sỏi
2. 5 nguyên tắc quan trọng trong thiết kế sân vườn Nhật Bản
2.1. Nguyên tắc 1: Rêu
Lối đi vào và các mặt của vườn luôn yêu cầu phải đặt rêu. Điều này trước hết để chào đón bạn đến với không gian thiên nhiên tách biệt của khu vườn. Tiếp theo đó, sắc xanh sẽ giúp tâm trạng bạn thấy thư giãn, thoải mái, quên hết mọi thứ xô bồ bên ngoài kia.
2.2. Nguyên tắc 2: Đèn đá
Đây là một tiểu cảnh đặc trưng mang phong cách Nhật Bản. Đèn mang đến sự ấm áp trong không giản chỉ có sắc lạnh của lá cây, của nước, của đá sỏi. Đèn cũng tạo nên nét bí ẩn, trầm mặc cho khu vườn. Nếu không có diện tích rộng, bạn có thể sử dụng giỏ treo xung quanh đèn.
Đèn đá là yếu tố rất quan trọng trong thiết kế sân vườn Nhật Bản
2.3. Nguyên tắc 3: Vườn trong vườn
Sân vườn Nhật Bản là sự hài hòa, chặt chẽ, liên kết cả về mặt thẩm mỹ lẫn ý nghĩa bên trong. Vì vậy trong mỗi khu vườn lớn, người Nhật sẽ tạo ra những khu vườn nhỏ với những cách bố trí khác nhau tùy theo ý tưởng của gia chủ. Cách làm “vườn chồng vườn” này tạo nên những không gian thiền riêng cho sân vườn. Đồng thời giúp khu vườn chính không bị đơn điệu, nhạt nhòa.
2.4. Nguyên tắc 4: Nhà uống trà
Uống trà là một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật, được nâng tầm lên thành “trà đạo”. Bởi vậy trong một khu sân vườn Nhật Bản không thể thiếu được nhà uống trà. Tùy vào kích thước của sân vườn, gia chủ có thể bố trí thiết kế nhà uống trà sao cho phù hợp, đủ để đặt bộ bàn trà.
Còn gì thanh tịnh hơn khi bạn có thể vừa thưởng trà vừa ngắm nhìn thiên nhiên xung quanh. Trà và vườn – hai yếu tố văn hóa đặc trưng của Nhật Bản đang tương trợ lẫn nhau tạo nên một tổng thể không gian “tĩnh tại” mà người Nhật thường hướng tới.
2.5. Nguyên tắc 5: Nước
Đây là chi tiết không thể thiếu trong vườn Nhật. Đó có thể là thác phun nước bằng tre hoặc những hồ nước nhỏ được sắp xếp có chủ đích. Âm thanh của nước khiến sân vườn của Nhật Bản gần gũi với thiên nhiên một cách triệt để. Nó còn giúp cân bằng năng lượng cho sân vườn. Yếu tố nước được xem là thu hút nguồn năng lượng tích cực trong phong thủy.
Nước trong sân vườn Nhật thường chảy êm đềm, thác nước nhỏ
3. Các phong cách thiết kế sân vườn Nhật Bản được ưa chuộng hiện nay
3.1. Tsukiyama – Khu vườn với đồi dốc và hồ nước
Vườn Tsukiyama được dựng lên bởi yếu tố chính là những ngọn núi nhân tạo (hòn non bộ). Bên cạnh đó, phong cách khu vườn này được tô điểm bởi con thác nhỏ, hồ nước, bụi cây xanh, những con đường quanh co, một cây cầu bắc ngang hoặc những chú cá Koi tung tăng bơi lội.
3.2. Karesansui – Khu vườn với những phong cảnh khô thoáng
Vườn Karesansui được gọi là sân vườn thiền định bởi các yếu tố được sử dụng chủ yếu là đá, sỏi, cát trắng, rong rêu và các loại cây được cắt tỉa gọn gàng. Một đặc điểm dễ nhận thấy của phong cách này là ít có sự xuất hiện của cây hoa, cỏ. Điều này được ảnh hưởng từ yếu tố Phật Giáo, bởi vậy mà các ngôi đền ở Nhật Bản thường thiết kế sân vườn kiểu này.
Vườn khô Nhật Bản không có hồ nước, thác nước mà chủ yếu là đá, sỏi và ít cây xanh
3.3. Cha Niwa or Roji – Vườn trà đạo
Sự đơn giản và không khí trang điểm và hai yếu tố nổi bật của phong cách vườn Trà này. Khu vườn đơn thuần chỉ có những bụi hoa hoặc cây nhỏ xanh mướt. Xuyên giữa khu vườn là những lối đi lát đá và dẫn đến khu vực trà thất.
3.4. Kaiyu-Shikien – Vườn dạo mát
Mẫu vườn này chỉ áp dụng cho diện tích lớn để mọi người có thể đi dạo mát chiêm ngưỡng phong cảnh. Vì vậy nên công viên là nơi sử dụng nhiều phong cách trang trí này.
Vườn dạo mát là mẫu vườn truyền thống của Nhật Bản
3.5. Tsubo Niwa – Vườn bên trong nhà
Dù sân vườn Nhật Bản là sự giao thoa với thiên nhiên nhưng cũng có một phong cách phù hợp với những không gian nhỏ hẹp – đó là vườn bên trong nhà. Nó khiến không gian trong nhà trở nên thoáng đáng, mát mẻ và hòa hợp với thiên nhiên. Đây là cách cân bằng năng lượng trong ngôi nhà.
Dù thiết kế sân vườn Nhật Bản hay bất kỳ văn hóa nào trên thế giới thì bạn cần phải để ý đến sự hài hòa với tổng thể ngôi nhà. Khu vườn có mô phỏng đúng đến mấy mà không thống nhất với cả căn nhà sẽ vô tình trở nên lạc lõng, gây mất thẩm mỹ. Để được tư vấn thiết kế và thi công sân vườn theo phong cách Nhật Bản, đừng quên tới với Sungarden để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi sẽ khiến bạn hoàn toàn hài lòng và tin tưởng bằng kinh nghiệm và sự tận tâm.
Tham khảo thêm bài viết: Các kiểu dáng đèn đá được sử dụng trang trí sân vườn Nhật Bản