Đặc điểm phân loại cây vạn niên tùng và cách chăm sóc tốt nhất
Thú chơi cây cảnh ngày càng được ưa chuộng rộng rãi. Bên cạnh việc tạo không gian xanh trong lành thì cây xanh còn giúp cải thiện tâm trạng giúp gia chủ rất nhiều. Cây vạn niên tùng là một trong số những loại cây phổ biến được nhiều người lựa chọn để trang trí trong khu vườn của mình. Đây là giống cây sống lâu năm có giá trị kinh tế cao, hơn thế nữa, chúng có hình dáng đẹp với tán lá xum xuê, thân dễ uốn tỉa, thích hợp trồng ngoài trời và làm cây bonsai.
Cây vạn niên tùng được sử dụng nhiều trong thiết kế sân vườn
1. Đặc điểm của cây vạn niên tùng
Cây vạn niên tùng là một loài cây thuộc họ thông tre. Người ta hay gọi là cây Tùng La Hán. Sở dĩ có tên gọi này bởi quả của loài cây này có hình thù giống với tượng La Hán. Ngoài ra, cây còn có nhiều tên gọi khác như: La hán tùng, sam đất, sam la hán, thông tre lá to. Chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, được du nhập khắp châu Á và có mặt ở Việt Nam từ khá lâu đời.
Ở nước ta có hai loại phổ biến là: Cây vạn niên tùng Đài Loan và cây vạn niên tùng la hán Nhật Bản. Nếu như trước kia, chỉ những nhà quý tộc giàu có mới có khả năng chơi loại cây này thì giờ đây chúng đã phổ biến với cả những người “có thu nhập kinh tế trung bình”. Có thể nói đã chơi cây cảnh thì ít nhất cũng phải có một cây vạn niên tùng trong bộ sưu tập.
Cây vạn niên tùng có dáng đẹp được người chơi cây yêu thích
Cây vạn niên tùng là loại cây thân gỗ, có tuổi thọ lên đến vài trăm năm. Là một loại cây sinh sôi và phát triển ở những vùng đất khắc nghiệt như những vùng núi cao, khô cằn.
Phần rễ cây xù xì, gai góc thích hợp tái tạo thành cây cổ thụ nhỏ nên rất được lòng những người chơi cây bon sai. Thân cây khá chắc khỏe, cành mọc ngang hoặc rủ xuống. Chúng có thể cao đến 10m. Tán lá dày và xanh tốt tạo nên vẻ đẹp huyền bí, cổ kính cho loài cây này.
Lá cây vạn niên tùng là lá kim, có dáng thuôn dài và mọc đối xứng, xen kẽ nhau rất đẹp. Màu xanh của lá cây cũng đặc biệt không kém: chúng có màu xanh quanh năm, khi còn non mang màu xanh nhạt, khi đã già sẽ chuyển sang màu xanh đậm.
Hoa của Tùng La Hán thường nở vào tháng 5 có đài to, bên dưới có bốn vảy dạng tuyến. Quả hình cầu tròn bên trên màu xanh bên dưới màu tím nhạt, khi chín lại chuyển sang màu đen. Có thể thấy ngay từ hình dáng bên ngoài, cây vạn niên tùng đã mang đến vẻ đẹp hiên ngang, mạnh mẽ, vững chãi và trường tồn, bất tử.
2. Ý nghĩa, giá trị của cây vạn niên tùng
2.1. Giá trị về mặt thẩm mỹ và kinh tế của cây vạn niên tùng
Như đã nói ở trên, vẻ ngoài của cây vạn niên tùng toát lên vẻ quyền quý, sang trọng cùng với sắc xanh quanh năm ( chỉ chuyển từ màu xanh nhạt sang xanh đậm) nên thường được lựa chọn làm cây ngoại thất trang trí trong sân vườn, tiểu cảnh.
Không những vậy, hình dáng cây có phần xù xì cùng môi trường sống khắc nghiệt đã mang đến vẻ cổ kính, mạnh mẽ, trường tồn với thời gian. Vẻ đẹp này của tùng vạn niên càng được thể hiện rõ khi được trang trí cùng những hòn non bộ hoặc khối đá cảnh.
Ngoài ra, một số người sử dụng cây Tùng La Hán có kích thước nhỏ để đặt trên bàn làm việc, ngoài ban công hoặc trên sân thượng để tạo không gian trong lành, mát mẻ, dễ chịu.
Cây vạn niên tùng mang vẻ đẹp cổ kính, phong trần.
Với đặc tính dễ uốn nên cây vạn niên tùng luôn được lựa chọn đầu tiên trong nghệ thuật chơi cây cảnh bonsai. Vừa có nét trầm mặc cổ xưa, phong trần nhưng lại vừa mang được nét mới mẻ, độc lạ khi được gia chủ “uốn tỉa” theo ý mình, cây Tùng La Hán mang đến giá trị vô cùng lớn về mặt kinh tế. Có những cây với thế uốn cầu kỳ có thể lên đến hàng tỷ đồng.
2.2. Ý nghĩa về mặt phong của của cây cây vạn niên tùng
Ngay từ khi còn là cây non, vạn niên tùng đã được ông trời ban tặng cho khả năng sinh sôi phát triển trong môi trường khắc nghiệt nên xét về phong thủy, cây vạn niên tùng được coi là biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất, phồn vinh và thịnh vượng.
Người xưa quan niệm rằng: Tùng La Hán là loài cây có linh khí nên cần phải hết sức chú ý khi trồng và chăm sóc để có thể đem tới vượng khí cho ngôi nhà, vinh hoa phú quý và may mắn cho gia chủ.
Với sức sống bền bỉ, có thể sống đến 100 tuổi, cây vạn niên tùng chính là đại diện cho chữ “Thọ”. Vì vậy nên người ta thường đem tặng, biếu nhau như thay cho lời chúc sức khỏe, trường sinh, may mắn và bình an. Điều này cũng lý giải vì sao cây tiểu vạn niên tùng được đặt trên bàn làm việc giúp xua tan đi những điều không may mắn, giúp gia chủ có cái nhìn lạc quan, vui vẻ vào tương lai.
Cây vạn niên tùng đại diện cho sự trường tồn, khỏe mạnh, vững chãi.
Tùng La Hán là loài cây quý hiếm, sang trọng (thường chỉ được trồng trong nhà vua chúa, quý tộc) suốt bao đời này nên hiện tại, dù đã dần trở nên phổ biến hơn nhưng đây vẫn được xem là loại cây đại diện cho sự giàu có, phú quý.
Quả của loại cây có hình dáng giống bức tượng La hán, tượng trưng cho người quân tử, học rộng tài cao. Vì vậy nên chúng rất được coi trọng trong đời sống và tâm linh của đạo Phật.
3. Cách chăm sóc cây vạn niên tùng
Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc cây vạn niên tùng, bạn cần phải hiểu về kỹ thuật gieo trồng của loài cây này. Cây Tùng La Hán được trồng theo 2 cách: kiểu bonsai và kiểu cây công trình. Người ta thường dùng cách giâm cành để cây phát triển thành cây non. Khi cây non đạt chiều cao khoảng 70cm thì người ta mới mang về trồng ở nơi đất mới hoặc đặt vào trong chậu.
Cây vạn niên tùng là loại cây được ưu tiên trong nghệ thuật bonsai
Dù cây được xem là loại cây dễ trồng, dễ thích nghi nhưng nếu bất cẩn, bạn sẽ làm mất đi vẻ đẹp của chúng, từ đó ảnh hưởng đến linh khí mà vạn niên tùng mang lại.
- Không nên tưới quá nhiều nước, rễ cây sẽ dễ bị úng. Một tuần chỉ cần tưới đẫm nước khoảng 2 lần là thích hợp.
- Cây vạn niên tùng ưa nơi ánh sáng trung bình, không quá gay gắt. Nếu đặt ở nơi râm mát thì mỗi ngày, hãy đưa cây ra tiếp xúc ánh sáng mặt ít nhất là 60 phút để lá cây được lên màu xanh tươi mơn mởn.
- Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển tốt nhất là từ 28 – 25 độ C
- Đất trồng cây vạn niên tùng cần phải đảm bảo sự tơi xốp, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Phân được bón cho cây nên sử dụng phân đạm. Bạn cần bón nhiều lần trong năm thay vì tập trung bón một lúc quá nhiều.
- Nếu bạn trồng cây vạn niên tùng bonsai trong chậu thì khi chuyển cây từ bên ngoài vào chậu, bạn cần đảm bảo dinh dưỡng cho cây. Hãy trộn đất cùng phân hữu cơ đã hoai mục với tỉ lệ 20-30 phân hữu cơ, 30% vỏ trấu và 40-50% xơ dừa.
- Việc trồng cây không tránh được hiện tượng sâu bệnh tìm đến. Vì vậy nên bạn cần phải quan sát cây trồng thường xuyên, đặc biệt là trong thời tiết nóng ẩm, khi cây đang ra đọt non là thời điểm sản sinh nhiều sân bệnh.
- Một số loại sâu bệnh thường gặp ở cây vạn niên tùng là: trùng vỏ cứng, sâu vẽ bùa, đốm lá, bệnh nhện đỏ, rệp sáp đỏ,…Cây có ưu điểm chính là màu xanh quanh năm của lá vì vậy nên cần luôn đảm bảo cho lá được khỏe, giữ nguyên màu. Khi gặp trường hợp này, bạn cần cắt hết lá có hiện tượng bị sâu bệnh phá hoạt và phun thuốc đặc trị, tránh để chúng lây lan ra các tán lá khác.
Cần lưu ý chăm sóc cây vạn niên tùng để duy trì được vẻ đẹp cũng như ý nghĩa nó mang lại.
Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho những ai đang hoặc có ý định trồng loại vạn niên tùng này. Sungarden đồng hành và hỗ trợ quý khách hàng trong việc thiết kế, xây dựng ngoại thất trong nhà, đảm bảo một không gian sống xanh, sống khỏe cho mọi người. Đến với chúng tôi, quý khách sẽ được trải nghiệm những dịch vụ với ưu đãi tốt nhất, chất lượng nhất. Còn chần chừ gì nữa, hãy nhanh tay tìm đến chúng tôi khi bạn có nhu cầu thiết kế sân vườn nói chung và tìm hiểu các dòng cây cảnh nói riêng.
Xem thêm: Bố trí cây cảnh trong sân vườn đẹp và mang lại vượng khí cho ngôi nhà
————————-
Hotline : 0941.345.666
Địa chỉ: Số 9A đường Thanh Liệt,Thanh Trì, Hà Nội
Email: Sungarden.net.vn@gmail.com