Tư vấn hệ thống lọc hồ cá Koi khoa học, đạt chuẩn
Để xây dựng một hồ cá Koi đẹp, trước hết phải chọn được giống cá tốt, thiết kế hồ và tiểu cảnh hài hòa. Bên cạnh đó, hệ thống lọc hồ cá Koi cần phải đảm bảo đúng chuẩn, khoa học để nước luôn trong sạch và được tuần hoàn. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong khâu vệ sinh nước có thể khiến cá Koi bị bệnh và giảm tuổi thọ, thậm chí là chết.
Trong bài viết này, Sungarden.net.vn sẽ tư vấn cho các bạn cách xây dựng hệ thống lọc nước cho hồ cá Koi đạt chuẩn giúp nước luôn sạch sẽ, cá khỏe mạnh.
Hệ thống lọc hồ cá Koi đạt chuẩn giúp cá khỏe mạnh, nước trong xanh
1. Vì sao hệ thống lọc hồ cá Koi lại quan trọng đến thế?
Một ngôi nhà bụi bặm, không được quét dọn thường xuyên sẽ khiến bạn dễ bị mắc các bệnh về hô hấp đồng thời có thể khiến tâm trạng mệt mỏi, không thoải mái. Đối với cá, bể nước chính là ngôi nhà của chúng. Một bể nước có sạch, có trong thì cá mới có thể thoải mái vẫy vùng, phát triển thuận lợi, sinh sôi nảy nở.
Sở hữu một hồ cá Koi không chỉ để lấp đầy khoảng trống cho vùng đất rộng của ngôi nhà mà nó còn tạo nét chấm phá sinh động cho tổng thể không gian ngoại thất. Cá Koi sở hữu một diện mạo bắt mắt, có tuổi thọ từ 30 – 80 năm và khá dễ nuôi. Không chỉ vậy, theo phong thủy, loài cá này còn tượng trưng cho sự may mắn, tiền tài, sức mạnh và lòng kiên trì.
Hồ cá Koi có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp
Tuy nhiên, hồ nuôi cá (đặc biệt là những hồ được xây dựng ngoài trời) sau một thời gian sẽ xuất hiện rong, rêu, vẩn đục và xuất hiện mùi. Điều này trước hết là ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, tiếp theo đó là ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tăng trưởng của cá. Vì vậy việc lắp đặt hệ thống lọc nước cho hồ cá là điều không thể xem nhẹ.
Một hệ thống lọc hồ cá Koi sẽ đẹp lại những lợi ích như:
- Cải tạo, vệ sinh toàn bộ nguồn nước thủy sinh trong hồ giúp mặt hồ thoáng hơn
- Tạo nên những dòng chảy nhỏ trong hồ, các dòng đối lưu giúp cá Koi bơi lội một cách thoải mái
- Hút và loại bỏ tối đa rong, tảo bám ở đáy hồ, mặt hồ, phía thành hồ.
- Các chất thải do phân cá gây ra hoặc những thức ăn thừa bị lắng cặn trong hồ được loại bỏ hoàn toàn.
- Tiết kiệm thời gian cũng như chi phí thay nước thủ công.
- Tăng tính thẩm mỹ cho hồ cá, giúp người chơi cá Koi có thể thoải mái ngắm nghía mà không cảm thấy khó chịu, nhức mắt.
2. Hệ thống lọc hồ cá Koi cần những thiết bị gì?
2.1. Bộ phận hút của hệ thống lọc hồ cá koi
Bộ phận hút đáy: Được đặt ở phần sâu nhất của hồ và nối thông sang bể chứa (hay còn gọi là ngăn lắng). Dung tích của bể này cần được tính toán kỹ lưỡng sao cho lượng nước hồ bơm tuần hoàn khi trả về sẽ có đủ lưu lượng.
Bộ phận hút mặt hồ: Được đặt ngay trên bề mặt nước, có nhiệm vụ xử lý các chất thải nhẹ, trôi nổi trên mặt nước như lá khô, cỏ, phấn hoa. Bộ phận này giúp giải phóng bề mặt nước làm tăng khả năng trao đổi oxy trên bề mặt. Cách tính đường ống cũng tương tự như bộ phận hút đáy.
2.2. Bộ phận đẩy
Bộ phận này có tác dụng đẩy nước, tạo luồng nước trong hồ cá Koi giúp cho môi trường oxy được ổn định, giúp cá hô hấp được tốt và đều hơn. Trong một số trường hợp, nó có tác dụng như việc bạn dùng thìa để hòa tan đường vào nước, bộ phận đẩy giúp hòa tan các chất dinh dưỡng hoặc thuốc chữa bệnh cho cá.
Với những luồng nước được nhân tạo, cá Koi sẽ bơi tập trung về một phía, tụ lại một điểm trên hồ để gia chủ có thể dễ dàng ngắm chúng hơn. Bộ phận này cũng có hai phần: đẩy đáy và đẩy mặt. Nó giúp đưa các chất bẩn ở đáy hoặc mặt hồ đến gần hơn với bộ phận hút.
Hệ thống lọc hồ cá Koi nhiều tầng
2.3. Bộ phận lọc hệ thống lọc hồ cá koi
Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cả hệ thống. Cá Koi là một loài cá ưa sạch sẽ và đòi hỏi môi trường sống đạt chất lượng cao. Vì vậy nên bộ phận lọc cần phải được lắp đặt đầy đủ và đúng cách. Bộ phận lọc được chia ra làm 3 kiểu:
Lọc cơ học (hay còn gọi là lọc thô): Sử dụng các loại vật liệu quen thuộc như chổi lọc, bùi nhùi, bông,…để làm sạch nguồn nước. Với những vật liệu này, cặn bẩn sẽ được giữ lại và nguồn nước trong sẽ chảy trở lại vào bể. Có thể nói, cách lọc thô này đảm bảo nước sạch về mặt thị giác còn không làm thay đổi “chất nước” bên trong.
Lắp đặt hệ thống lọc hồ cá Koi đạt chuẩn, khoa học
Lọc hóa học: Sử dụng các vật liệu như than hoạt tính, cát mangan, cát thạch anh, matrix…Sau khi nước đã qua hệ thống lọc thô sẽ được đưa đến hệ thống học cao cấp hơn này để loại bỏ các kim loại nặng, các chất hóa học độc hại, loại bỏ mùi và màu trong nước.
Lọc sinh học: Sử dụng cây trồng thủy sinh như sen, súng để nuôi dưỡng, sản sinh ra các lợi khuẩn để làm giảm độc tố trong nước. Ngoài ra có thể sử dụng các loại vật liệu tân tiến hơn như: sứ lọc, bóng nhựa, hạt Kaldnes…
2.4. Hệ thống xả trong hệ thống lọc hồ cá Koi
Xả cặn: Nước trong hồ sau khi được hút sẽ chảy sang một bể chứa (ngăn lắng). Ở đây các chất thải thô, cặn bẩn sẽ được lắng xuống và nước trong bên trên sẽ được vận chuyển sang ngăn tiếp theo. Khi chất thải ở ngăn lắng đã đầy thì bộ phận xả sẽ có nhiệm vụ đưa chúng ra ngoài.
Xả cạn hồ nước: Là bộ phận hút toàn bộ nước trong hồ định kỳ để tổng vệ sinh hồ cá hoặc sửa chữa các hư hại liên quan đến kết cấu.
2.5. Bộ phận chống tràn trong hệ thống lọc
Tác dụng chính của bộ phận này là giúp cho ngăn tràn hồ lọc nước, hạn chế việc làm tràn hồ cá Koi.
Ngoài các bộ phận chính kể trên, hệ thống lọc hồ cá koi có thể được trang bị thêm một số thiết bị khác như: máy tạo oxy, máy bơm, đèn chiếu sáng, đèn UV,…
3. Phương thức hoạt động của hệ thống lọc hồ cá Koi
3.1. Hút nước và lọc thô
Nước trên mặt hồ được đưa qua hai bộ phận hút mặt và hút đáy. Qua đường ống nước sẽ được chuyển tới ngăn lắng. Một phần rác thải đã được giữa lại ngay ở bộ phận chắn rác trên bề mặt.
Các cặn bẩn, chất thải ở đáy hồ sẽ được lắng lại ở ngăn lắng này. Các vật liệu cơ bản như bùi nhùi, chổi lọc,…sẽ được bố trí để giữ lại các chất bẩn. Chổi lọc sẽ giúp giữ lại các chất bẩn kết tủa không hòa tan trong nước, bùi nhùi bạn có thể cắt theo hình dạng phù hợp với khu vực lọc.
Sơ đồ lọc hồ cá Koi
3.2. Lọc tinh
Đây được coi là giai đoạn lọc thứ 2 bởi giai đoạn 1 vẫn có những chất nhớt cá, chất thải của cá hòa tan trong nước, một số chất độc… sẽ không thể bị loại bỏ. Ở đây người ta thường sử dụng sứ lọc hoặc nham thạch – vật liệu được những người chơi cá Koi lựa chọn mua rất nhiều bởi kích thước nhỏ gọn nhưng khả năng lọc vô cùng tuyệt vời.
So với các vật liệu lọc khác, đá nham thạch có khả năng lọc sạch nước gấp 10 lần. Ngoài ra nó còn có tác dụng hạn chế nấm, vi sinh vật gây bệnh, cân bằng độ pH, hấp thụ kim loại nặng và chất phóng xạ, kích thích sự phát triển của các cây thủy sinh. Đây cũng chính là những tác dụng hơn cả mong đợi của sứ lọc. Sau khi kết thúc giai đoạn này, nước đã được làm sạch 70 – 80%
3.3. Đẩy nước sạch về hồ
Nước bẩn sau khi đi qua các lớp lọc sẽ trở thành nước sạch và được đẩy trở về hồ chính. Trên đường đi, chúng sẽ đi qua buồng chứa than hoạt tính để loại bỏ lần cuối các chất độc còn sót lại. Có nhiều loại than hoạt tính trên thị trường như dạng bột, dạng hạt và dạng khối.
Tuy nhiên, với hồ cá Koi, chuyên gia khuyến khích sử dụng than hoạt tính dạng khối hoặc dạng hạt. Bạn cần lưu ý: trước khi đặt vào ngăn lọc tinh, khi mới mua về cần loại bỏ lớp bụi và bột của than bằng cách tráng hoặc rửa. Cuối cùng, máy bơm sẽ có nhiệm vụ hút nước sạch từ bể lọc trở về hồ theo các hướng:
- Đẩy tạo dòng dưới đáy: đẩy chất cặn nặng về gần vị trí hút đáy
- Đẩy trên bề mặt: đưa các chất thải nhẹ còn nổi trên về mặt về vị trí hút bề mặt
- Thổi luồng: tạo điểm đậu, định hướng chiều cá bơi theo ý muốn
- Đẩy lên thác nước (nếu có): đẩy thêm oxy vào trong nước, tạo điều kiện cho cá hô hấp dễ dàng hơn.
Hệ thống lọc hồ cá Koi là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần hết sức lưu tâm nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng một hồ cá koi. Hệ thống lọc nước có được đạt chuẩn thì cá mới có thể khỏe mạnh và phát triển được. Để được tư vấn xây dựng hệ thống lọc cho hồ cá koi, hãy liên hệ với những đơn vị chuyên nghiệp, uy tín. Sungarden chính là một gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một hồ cá koi hoàn mỹ, từ thiết kế đến hệ thống lọc. Liên hệ để được tư vấn cụ thể nhất.
Tham khảo thêm bài viết: Tất tần tật thông tin chi tiết cho người mới chơi cá Koi (cập nhật 2021)